Võ sư Nguyễn Lộc Bài viết đáng chú ý

Tại sao Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc chưa viết một quyển sách dạy Vovinam?


Mùa tưởng niệm Cố võ sư Nguyễn Lộc, Sáng tổ môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã cận kề. Mới đó thôi mà đã 57 năm ngày tôn sư trở về với linh hồn trắng trong của người-thực-người. Đọc lại từng trang sách của quý thân hữu và các vị võ sư cao niên viết về người, tôi cảm phục biết bao trí tuệ vượt … Đọc tiếp Tại sao Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc chưa viết một quyển sách dạy Vovinam?

Vovinam Kim Sơn

Thi thăng cấp sơ đẳng lần 1 tại CLB Vovinam Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang


Khởi động lại Blog Học Võ Vovinam với album ảnh kỳ thi thăng cấp Sơ đẳng lần 1 tại CLB Vovinam Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang. [ Dành cho các bạn địa phương khác] Khu vực xã Kim Sơn gắn liền với địa danh Rạch Gầm Xoài Mút, nơi xưa kia diễn ra trận thủy chiến ác liệt giữa quân Xiêm và nhà Tây … Đọc tiếp Thi thăng cấp sơ đẳng lần 1 tại CLB Vovinam Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang

Võ đường đoàn lân Vovinam Phù Đổng Bài viết đáng chú ý

26 năm Võ đường – đoàn lân Vovinam Phù Đổng, Q.6


Thành lập từ 24.10.1989, Võ đường – đoàn lân Vovinam Phù Đổng, quận 6 là một địa chỉ quen thuộc, một “ngôi nhà chung”, “đại gia đình” của các môn sinh khu vực Q.6 và lân cận. Tình đồng môn, anh em chất phác ở Võ đường Phù Đổng là một hấp lực mạnh mẽ mà bất cứ một vị khách nào lần đầu tiên đến … Đọc tiếp 26 năm Võ đường – đoàn lân Vovinam Phù Đổng, Q.6

Vĩnh biệt đồng môn trẻ


Bài viết gốc Chauminhhay's Blog:
Nói cùng Phan Gia Đức! Tôi không thể tin nổi em lại ra đi Phan Gia Đức ạ! Tháng trước, em đưa tôi đi thăm một số nơi, Thăm VS Trần Bảo, thăm vợ chồng Tấn & Lanh CLB Dray Sáp và hôm sau vào tận Buôn Đôn thăm gia đình Nguyễn Mỹ Phương ! T… Đọc tiếp Vĩnh biệt đồng môn trẻ

Bài viết đáng chú ý

Giỗ Tổ Vovinam – 55 năm Sáng tổ Nguyễn Lộc ra đi


Trong không khí thiêng liêng mùa tưởng niệm Cố võ sư Nguyễn Lộc –  Sáng tổ môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hàng trăm võ sư, môn sinh đã  tề tựu về Tổ đường môn phái (31, Sư Vạn Hạnh, Q.10, TPHCM) để thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm. 55 năm kể từ ngày Sáng tổ để lại lời di huấn: “Ta đã … Đọc tiếp Giỗ Tổ Vovinam – 55 năm Sáng tổ Nguyễn Lộc ra đi

Bài viết đáng chú ý

Câu lạc bộ Vovinam Vĩnh Kim – Tiền Giang


Thành lập vào cuối năm 2014, Câu lạc bộ Vovinam Việt Võ Đạo Vĩnh Kim (*) chính thức đi vào hoạt động với hơn 60 võ sinh là các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại đây tham gia tập luyện. Đáp ứng nhu cầu “Có một nơi để tập luyện võ Việt để tụi nhỏ hiểu hơn về văn hóa Việt” (**), Huấn luyện viên Nguyễn Đăng Hải (hiện đang công tác, giảng dạy tại trường đại học Tiền Giang) đã quyết tâm dành thời gian và tâm huyết để khai mở câu lạc bộ.

Đọc tiếp “Câu lạc bộ Vovinam Vĩnh Kim – Tiền Giang”

Bài viết đáng chú ý

Căn phòng nhỏ trên lầu thượng Tổ đường


Năm 1968, ngôi nhà số 31 Sư Vạn Hạnh chỉ có tầng trệt và lầu 1. Năm 1992, ngôi nhà được cơi lên thêm 1 tầng nữa và sân thượng. Khoảng vài năm sau, trên lầu thượng mới xây phòng thờ Sáng tổ cùng 1 căn phòng nhỏ để Chưởng môn Lê Sáng làm việc và nghỉ ngơi cho yên tĩnh. Công trình này do công ty xây dựng của võ sư Kiều Công Lang đảm nhận.

Lên đến lầu thượng (lầu 3) sẽ gặp ngay phòng thờ Sáng tổ. Đi dọc theo hành lang, qua khỏi phòng thờ Sáng tổ sẽ đến phòng của Thầy. Phòng không rộng lắm, mái tole có đóng trần, diện tích 4,2mx3,5m và nhà vệ sinh 1mx2,4m. Lúc đầu, phòng trang bị quạt máy và đến năm 2001 mới gắn thêm máy điều hòa không khí.

Phòng khá thông thoáng với 1 cửa ra vào, 1 cửa sổ song song với đường Sư Vạn Hạnh và 1 cửa sổ song song với đường Nguyễn Chí Thanh). Bước vào phòng, bên phải là bàn thờ bố mẹ Thầy. Bên trái kê một chiếc ghế nằm bằng gỗ để Thầy nằm ngủ, nghỉ (mặt hướng ra cửa sổ đường Nguyễn Chí Thanh). Một số tài liệu, sách, báo thường dùng, bút mực, bình trà… đặt trên chiếc bàn hình chữ nhật bên tay trái (dọc theo cửa sổ đường Sư Vạn Hạnh), kế bên là một chiếc ghế nhỏ để khách ngồi tựa lưng vào tường; trước mặt là chiếc tivi, đầu máy và ngay dưới chân Thầy là chiếc ghế gác chân. Chung quanh tường treo khá nhiều hình ảnh và 1 kệ sách (chưa kể những tủ sách đặt ở phòng thờ Sáng tổ)… Thầy đọc rất nhiều loại sách khác nhau, từ triết học, tôn giáo, lịch sử, địa lý… cho đến những bộ tiểu thuyết kinh điển Á, Âu.

Thầy rất quý sách. Trong bài thơ Hồn sách, Thầy mở đầu bằng mấy câu:

Tinh hoa trời đất tụ vào đây,
Tuy mỏng mà mang ý nghĩa dầy,
Bút dẫu vô tri, hồn làm chủ,
Người dù xa vắng, chữ thay thầy…

Trong một lần trò chuyện ở Tổ đường, Thầy kể lại: “Từ Hà Nội vào Sài Gòn, thầy có mang theo một số sách quý. Sau này, thầy cất những sách đó cùng một số tài liệu của ông Sáng tổ trong một chiếc rương. Xuân Mậu Thân (1968), mẹ thầy sợ cháy nhà nên mang gửi vào một nhà người quen ở trong xóm. Chẳng may, ngôi nhà ấy bị cháy, còn nhà thầy thuê ở đường Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự) thì vẫn không hề hấn gì. Mất rương sách đó, thầy tiếc lắm!…”. Ngày 24-10-1993, Thầy đã ký tặng tôi bộ Chu dịch (2 quyển) của cụ Sào Nam Phan Bội Châu do Nhà sách Khai Trí ấn hành năm 1969. Bộ sách này đang được tôi lưu giữ trong tủ sách nhà mình như một gia sản quý hiếm…

Can phong To Duong

Nơi căn phòng nhỏ hẹp đó, trong khoảng 15 năm nay, Thầy đọc sách, suy tư, cập nhật nhiều tài liệu lý thuyết võ đạo, viết hồi ký, làm thơ… Sáng sớm hoặc những lúc cần thư giãn, Thầy ra băng ghế đá phía trước phòng thờ Sáng tổ ngồi nghỉ ngơi hoặc đọc báo. Ngoài gian tiếp khách, cũng tại băng ghế đá này, đôi khi Thầy cũng tiếp thân hữu và học trò đến thăm. Những chậu kiểng tốt tươi nhờ một tay Thầy chăm bón mỗi ngày. Thỉnh thoảng, Thầy cũng xuống dưới nhà để đi mua một vài vật dụng hoặc đi bộ quanh công viên Hòa Bình gần Tổ đường.

Thầy cũng rất yêu hoa và cây cảnh. Khoảng nửa tháng trước khi nhập viện lần cuối, Thầy bảo mua thêm cây cảnh và Nguyễn Tấn Trung đã mang đến hơn một chục chậu kiểng dừa, bông giấy, bông trang… Tấn Trung bùi ngùi kể lại: “Hôm đó, ông vui lắm! Cùng với tôi chăm bón các chậu kiểng vừa mang đến, ông còn nói: “Sắp xếp, trang trí cho đẹp đi con, ông có ra đi cũng vui lòng…”.

Tuy không gian yên tĩnh, nhưng sống lặng lẽ nơi căn phòng trên lầu thượng, chắc Thầy từng không ít lần đối mặt với sự cô đơn và hiu quạnh của một người đàn ông đơn thân trong lúc tuổi già, nhất là những khi đêm khuya thanh vắng… Nhiều lúc cứ bị cuốn hút bởi công việc mưu sinh nên tôi không thường xuyên ghé thăm Thầy, chuyện vãn cùng Thầy… Âu đó cũng là điều đáng tiếc!

Sau khi “thẩm phân phúc mạc” ở bệnh viện một thời gian, Thầy có bảo thầy Sen dọn dẹp lại căn phòng này để sau này làm nơi thờ cúng bố mẹ Thầy và Thầy. Thầy nói: “Chỉ cần thờ cúng hết đời Sen thôi cũng được rồi!”. Dọn dẹp, sắp xếp xong, thầy Sen có nói thầy Khoa và tôi vào xem. Tuy nhiên, khi trở về, Thầy chuyển lại vào phòng này 1-2 cái tủ, một số hình ảnh và sắp xếp theo ý mình.

Thầy ra đi để lại những gì? “Của thế gian để lại/Phủi nhẹ bàn tay không” (Thanh thoát). Theo biên bản kiểm kê ngày 07-10: một ít tiền mặt, quà lưu niệm của tổ chức, cá nhân tặng Thầy, hình ảnh, 75 chậu kiểng… cùng vài kệ sách chứa hơn 500 quyển sách. Về vật dụng cá nhân cũng chẳng có gì quý giá: 2 chiếc ghế nằm (gỗ, mây), 1 vali quần áo cũ, 1 tivi, 1 đầu máy, 1 tủ lạnh, 1 bàn uống nước, 1 quạt máy, 1 máy điều hòa không khí… Nhưng những giá trị tinh thần Thầy lưu lại cho môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo thì thật lớn lao, khó mà cân đong, đo đếm. Đó là triển khai và làm phong phú, đa dạng hơn hệ thống triết lý võ đạo đậm tính nhân văn và hệ thống kỹ thuật Vovinam-Việt Võ Đạo của Sáng tổ Nguyễn Lộc truyền lại.

Tôi hy vọng, Hội đồng võ sư Chưởng quản sẽ bảo quản căn phòng này để làm “Phòng lưu niệm Chưởng môn”, hầu giúp các võ sư, HLV, môn sinh các nơi về viếng Tổ đường có thể tham quan nơi Thầy từng làm việc, nghỉ ngơi và hình dung một phần nào cuộc sống giản dị của Thầy lúc sinh tiền.

12-10-2010
Môn đồ Nguyễn Hồng Tâm

Trong phong chuong mon 2

Một góc căn phòng giản dị của cố Võ sư chưởng môn Lê Sáng

Thuong phuc Chuong mon

Bộ thường phục cố Võ sư chưởng môn Lê Sáng thường mặc

Vo phuc Chuong mon

Bộ võ phục thầy mặc vào các dịp lễ

Trong phong Chuong mon

Những bức ảnh treo trên tường do thầy lựa chọn

But tich chuong mon

Bút tích của thầy

Venguonblog

Năm 1968, ngôi nhà số 31 Sư Vạn Hạnh chỉ có tầng trệt và lầu 1. Năm 1992, ngôi nhà được cơi lên thêm 1 tầng nữa và sân thượng. Khoảng vài năm sau, trên lầu thượng mới xây phòng thờ Sáng tổ cùng 1 căn phòng nhỏ để Chưởng môn Lê Sáng làm việc và nghỉ ngơi cho yên tĩnh. Công trình này do công ty xây dựng của võ sư Kiều Công Lang đảm nhận.
Lên đến lầu thượng (lầu 3) sẽ gặp ngay phòng thờ Sáng tổ. Đi dọc theo hành lang, qua khỏi phòng thờ Sáng tổ sẽ đến phòng của Thầy. Phòng không rộng lắm, mái tole có đóng trần, diện tích 4,2mx3,5m và nhà vệ sinh 1mx2,4m. Lúc đầu, phòng trang bị quạt máy và đến năm 2001 mới gắn thêm máy điều hòa không khí.
Phòng khá thông thoáng với 1 cửa ra…

Xem bài viết gốc 987 từ nữa

Bài viết đáng chú ý

[CNN] – Võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Cái Tâm của người dạy võ


Hôm nay, 26/11/2014, CNN đã chính thức đăng tải phóng sự về Võ sư Nguyễn Văn Chiếu – chánh Chưởng quản Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Phóng sự gồm 1 bài viết với tiêu đề “Nguyen Van Chieu: Vietnam’s martial arts missionary” (tạm dịch: Nguyễn Văn Chiếu – Người truyền dạy võ thuật Việt Nam), bộ ảnh 14 tấm được thực hiện trong buổi ghi hình và 1 đoạn video clip dài 3:06 với tiêu đề Masterclass in Vietnamese martial art.
Đọc tiếp “[CNN] – Võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Cái Tâm của người dạy võ”

[Vovinam Q.7] – Võ sư Nguyễn Bùi Chiến qua đời


Blog Học Võ Vovinam vô cùng thương tiếc báo tin: Võ sư Nguyễn Bùi Chiến (1955 – 2014) – chi hội trưởng Vovinam Q.7, trưởng bộ môn Vovinam Q.7 đã từ trần  vào lúc 14:20 ngày 18/11/2014, hưởng thọ 60 tuổi.

vo su nguyen bui chien 2
Võ sư Nguyễn Bùi Chiến (1955 – 2014)

– Lễ nhập quan: 8:00 ngày 19/11/2014 – Linh cữu được quàn tại tư gia: 115/28/16 Phạm Hữu Lầu, P. Phú Mỹ, Q.7, TPHCM – Lễ động quan: 6:00 ngày 22/11/2014 – An táng tại nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM

Vo su Nguyen Bui Chien

Blog Học Võ Vovinam thành kính phân ưu và gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và các sư huynh đệ Vovinam Việt Võ Đạo đang học tập và sinh hoạt tại Q.7. Đây là mất mát lớn của Vovinam Q.7 trên con đường phát triển võ thuật.

Thành kính phân ưu, Nghiêm lễ, Lễ! Đọc tiếp “[Vovinam Q.7] – Võ sư Nguyễn Bùi Chiến qua đời”

Ngày 26-11: CNN phát sóng Vovinam trên toàn thế giới


TTO – Theo thông tin từ ê kíp chương trình “Human to hero” (tạm dịch “Từ người thường trở thành anh hùng”) của kênh truyền hình Mỹ CNN thì phóng sự về võ sư Nguyễn Văn Chiếu và Vovinam sẽ được phát sóng rộng rãi trên toàn thế giới vào hai ngày 26 và 27-11 tới. Đọc tiếp “Ngày 26-11: CNN phát sóng Vovinam trên toàn thế giới”

Bài viết đáng chú ý

[Tổng hợp] Lớp học võ Vovinam tại Tiền Giang


Một vài nét về Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho (trước 1975). Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Đọc tiếp “[Tổng hợp] Lớp học võ Vovinam tại Tiền Giang”

Hứa Lê Cẩm Xuân – Nữ võ sư Vovinam tài sắc vẹn toàn


Không chỉ xuất sắc trên sàn đấu với 5 lần vô địch thế giới, Hứa Lê Cẩm Xuân còn là cô giáo rất được học trò quý mến tại trường THCS Lý Phong, Q.5, TP. HCM. Đọc tiếp “Hứa Lê Cẩm Xuân – Nữ võ sư Vovinam tài sắc vẹn toàn”

VS. Trần Văn Phước – cây đại thụ Vovinam qua đời ở tuổi 79


Võ sư Trần Văn Phước sinh năm 1936, hiện mang đẳng cấp Hồng đai nhị, nguyên Chi Hội trưởng Hội Vovinam – Việt Võ Đạo quận Gò Vấp TPHCM  và nhiều năm liền là Ủy viên tài chính, Hành chính BCH Hội Vovinam – Việt Võ Đạo TPHCM đã từ trần vào lúc  23h30 ngày 30 tháng 09 năm 2014 tại nhà riêng số 80, đường Trần Bình Trọng, phường 1, quận Gò Vấp, TPHCM, hưởng thọ 79 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 09 giờ ngày 01/10/2014. Đọc tiếp “VS. Trần Văn Phước – cây đại thụ Vovinam qua đời ở tuổi 79”

Tết Trung thu – Tết Võ đạo


Kể từ khi bước chân vào võ đường Vovinam Việt Võ Đạo, tôi có cơ hội được quay về không khí của tuổi thơ với ánh nến lấp lánh xen lẫn tiếng trống múa lân và tiếng cười rôm rả.
Đọc tiếp “Tết Trung thu – Tết Võ đạo”

3 Định hướng lập thân của người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo


” Thành công trên đường đời không tạo bởi những cảm hứng nhất thời, mà chỉ được tạo ra bằng những công trình làm việc có định hướng. Ngay cả với những văn nghệ sĩ tên tuổi trong văn học sử mà chúng ta tưởng như họ chỉ là người tạo được sự nghiệp nhờ cảm hứng phong phú, cũng là những người có định hướng lập thân rõ rệt, bằng khuynh hướng văn nghệ “.

Đọc tiếp “3 Định hướng lập thân của người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo”

Khôi phục Vovinam tại quê hương Sáng Tổ Nguyễn Lộc


Vovinam Việt Võ Đạo khôi phục hoạt động tại quê hương Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Sau gần hơn 70 năm, Vovinam Việt Võ Đạo đã thực sự tái sinh trên vùng đất được xem là nơi khai sinh của bản phái. Năm nay một phái đoàn của Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Hà Nội đã thực hiện một chuyến về nguồn, trở lại ngay trên vùng địa linh Sơn Tây nơi cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã khai mở một nền võ học dân tộc mà ông ưu ái đặt tên Vovinam, tức là Võ Việt Nam.
Đọc tiếp “Khôi phục Vovinam tại quê hương Sáng Tổ Nguyễn Lộc”

[Bản dịch] Mười điều tâm niệm qua ngôn ngữ quốc tế


Đối với người Việt Võ Đạo Sinh, Mười điều tâm niệm như kim chỉ nam trong cuộc sống thường ngày và sinh hoạt võ thuật. Được đúc kết và hoàn thiện qua nhiều thế hệ, Mười điều tâm niệm có một sức hút đáng kể không chỉ với môn sinh là người Việt Nam mà còn nhận được sự quan tâm rất lớn của bạn bè đồng môn khắp thế giới. Với tinh thần thượng võ, hướng người võ sinh đến vẻ đẹp cao quý của Chân – Thiện – Mỹ, gìn giữ giá trị truyền thống (tôn kính người trên) và xây dựng nếp sống giàu đẹp, tự do tự tại, trong sạch và giản dị. Đọc tiếp “[Bản dịch] Mười điều tâm niệm qua ngôn ngữ quốc tế”

Địa điểm học võ Vovinam tại Mỹ Tho


Lịch sử địa phương

Thành phố Mỹ Tho hình thành từ năm 1679 bởi một nhóm khoảng ba nghìn người được nhà Nguyễn cho định cư tại vùng đất mới này. Đến thế kỷ thứ XVII, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông – ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể. (*)
Đọc tiếp “Địa điểm học võ Vovinam tại Mỹ Tho”

CLB Vovinam Hoàng Anh Gia Lai – An Tiến, Nhà Bè, TPHCM


Khởi điểm từ lời mời của chị Trần Thị Kim Huê, dân cư tại khu căn hộ HAGL – An Tiến với mong muốn trẻ em, người dân tại đây có sân chơi lành mạnh và kết nối người dân thành một tập thể vững mạnh. Cuối năm 2013, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chị Huê và tập thể ban huấn luyện Vovinam Việt Võ Đạo diễn ra. Đọc tiếp “CLB Vovinam Hoàng Anh Gia Lai – An Tiến, Nhà Bè, TPHCM”